Khi bạn muốn truyền bá một sản phẩm hoặc thương hiệu mới, tất nhiên không thể bỏ qua content marketing. Giao tiếp bằng ngôn ngữ văn bản thường sẽ là một trong những cách mà các doanh nghiệp hoặc cá nhân cần áp dụng nhằm phát triển thương hiệu hiệu quả. Để có nội dung chuẩn xác và được khách hàng đánh giá tốt cần rất nhiều chiến lược Content.
Theo South Edge Education việc áp dụng các hiệu ứng để thúc đẩy tâm lý khách hàng mua hàng đó là một trong những điểm mạnh về xu hướng Marketing 2022, sử dụng dịch vụ là điều mà các marketer không bao giờ được quên. Dưới đây là 4 hiệu ứng tâm lý thường được áp dụng cho tiếp thị nội dung.
Hiệu ứng khan hiếm
Hiệu ứng này là tạo ra ý niệm về sự hữu hạn, nếu bỏ lỡ thì sẽ mất cơ hội. Gắn cho khách hàng một tiềm thức về giá, thời gian cụ thể và số lượng của món hàng sẽ ngày một giảm đi. Nguyên tắc tâm lý này tuân theo công thức cung và cầu cơ bản: Cơ hội, nội dung hoặc sản phẩm càng hiếm thì giá trị của nó càng cao.
Tạo nhiều hiệu ứng mới lạ, chương trình giảm giá cho sản phẩm, khi đó khách hàng sẽ chú tâm đến sản phẩm, doanh nghiệp của bạn. Cách hướng dẫn nhiều người cùng thực hiện các bước để triển khai về thẻ tích điểm sản phẩm, hay quy đổi số điểm, đòi hỏi phải dùng những từ gây sốc.
Ví dụ: “Nhanh tay ấn vào đường link để có mã giảm giá nào các bạn ơi”, hoặc “Nhanh tay tải app để tích điểm ưu đãi lên đến 50%”.

Đưa ra chương trình khuyến mãi vào một khung giờ nhất định
Yếu tố chính trong cách sáng tạo của hiệu ứng khan hiếm
Hiệu ứng khan hiếm trong Marketing thông qua bốn hiệu ứng sau đây:
- Tính độc quyền
- Tính hiếm có
- Tính dư cầu
- Tính khẩn cấp
Có nhiều trường hợp khiến hiệu ứng khan hiếm không hiệu quả ví dụ như những cá nhân dễ chú ý đến hiệu ứng khan hiếm sẽ không hứng thú với những sản phẩm không đại diện cho phong cách cá nhân của họ. Nghĩ rằng bàn chải hoặc gối … độc quyền? Chúng không thể tạo ra hiệu ứng tự đánh bóng. Bởi vì những loại sản phẩm này không đại diện cho danh tính của một người. Các đặc điểm của sản phẩm chưa được trau chuốt hoặc tăng thêm sự hấp dẫn cho người dùng. Nói chung, các sản phẩm phù hợp với thị trường khan hiếm cung cấp được nhiều chức năng hơn. Các nhu yếu phẩm hàng ngày như khăn giấy và thức ăn. Nó không hoạt động khi sự khan hiếm được áp dụng.

Đi kèm chữ viết trong video, blog, làm rõ ngôn ngữ của KOIs hay người nổi tiếng, khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu
Đưa ra sản phẩm phù hợp nhất
Khi viết bài content về một sản phẩm hay một doanh nghiệp, đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức về doanh nghiệp và sản phẩm đó. Ví dụ như: Trình bày các sản phẩm phiên bản giới hạn, khuyên khách hàng mua kẻo cháy hàng, sẽ tăng giá, in đậm in hoa tạo điểm nhấn “TIN CỰC SỐNG, TIN HOT, BÙNG NỔ VỚI…” Bày tỏ nguyện vọng mong muốn bản thân sẽ mua sản phẩm đó trong tương lai, hoặc bản thân đang sử dụng rất hiệu quả sản phẩm đó.

Từ ngữ diễn đạt khiến khách hàng chú tâm đến doanh nghiệp, làm to con chữ rõ hơn như: Săn sale phụ kiện, giảm giá sốc 10%
Trong bài viết content, nếu diễn đạt quá dài, không đủ ý thì tất nhiên phải thay đổi chiến lược viết theo dạng thống kê, danh mục. Ví dụ như công dụng về sản phẩm son môi:
- Làm mềm môi
- Chống thâm sạm môi
- Đều màu môi
- Giúp loại bỏ da chết trên môi
- Dưỡng ẩm môi, không còn bong tróc
- Tạo độ bóng cho môi, son môi lên đều màu hơn

Việc Checklist khiến bố cục bài viết rõ ràng, đầy đủ và cụ thể nhất cho một bài content hiệu quả
Hiệu ứng diễn đạt
Đây được xem là một trong những hiệu ứng đơn giản nhất cho người viết content. Giới thiệu một sản phẩm best seller, đi kèm sản phẩm đó. Thống kê số lượng khách hàng mua sản phẩm nào nhiều nhất, tâm lý khách hàng sẽ chọn sản phẩm bán chạy và nổi bật. Điểm chú ý nhất trong hiệu ứng diễn đạt này, bạn cần phải có một kỹ thuật trong cách viết content của mình.
Cần chú ý và tránh nhắc đến cách PR về sản phẩm như:
- Chú ý đến lỗi chính tả, đây là một trong những lỗi thường gặp nhất khi diễn đạt ngôn ngữ.
- Content ngắn gọn, dễ đọc, hạn chế sử dụng những từ ngữ địa phương và vô bổ.
- Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm, doanh nghiệp mà khách hàng quan tâm.
- Hạn chế dùng các từ ngữ cảm thán
- Phản đối dùng từ chữ chê bai, tiêu cực nhất

Chọn ra sản phẩm skincare top best seller thu hút khách hàng
Mô tả, chỉ ra thành phần sản phẩm
Người viết triển khai, xác định đối tượng khách hàng là nam hoặc nữ, lứa tuổi nào, sử dụng ngôn từ diễn tả các nhẹ nhàng và cần thiết. Tập trung vào điểm mạnh của sản phẩm để nói rõ, thành phần cao nhất của sản phẩm, đánh giá cụ thể nhiều người tiêu dùng như: Bố, Mẹ, gia đình, người quen xung quanh bạn điều đang sử dụng, hoặc nói chung là mọi người
Đặt câu nghi vấn, khách hàng cần gì?
Anh Laevis Nguyễn, 1 trainer và cũng là speaker của Google vào những năm 2019, 2020 khẳng định: “Việc đặt câu hỏi để đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dùng, hiểu điều họ muốn cái họ cần để khơi gợi nhu cầu, kích thích hoạt động mua sắm tại các doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ và an tâm hơn“. Lan toả tính cách thân thiện, hòa nhập cùng khách hàng, thái độ phục vụ sẽ giúp cho tiếng tăm doanh nghiệp nâng cao, phải kể đến như Điện máy xanh, đã đặt một câu hỏi : “Bạn muốn mua tivi? Bạn muốn mua tủ lạnh? Đến ngay điện máy xanh..”
Hiệu ứng tăng giảm
Thông thường hiệu ứng này các bạn sẽ nhìn thấy ở các trường hợp mua hàng trên các trang mạng xã hội, online,..Mức phí vận chuyển khá cao là điều khiến người mua đắn đo thậm chí sẽ rất khó chịu. Hãy để ý một chút hiệu ứng này từ các content bán hàng trên Facebook. Ví dụ người bán sẽ bán một chiếc túi với giá 400.000 nghìn và phí ship đến 40.000 nghìn, người mua sẽ thấy đắt và bỏ quên đi, đổi lại áp dụng hiệu ứng tăng giảm này, như: “Tin vui cho mọi người, hệ thống đưa ra ưu đãi, khi mua sản phẩm túi xách thời trang với giá 450.000 nghìn sẽ được free ship toàn quốc“, người xem sẽ cảm thấy đây là một món ‘hời’ và nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.
Trong chương trình đào tạo, các chuyên gia marketing tại South Edge Education Division đã nhấn mạnh rằng: “Tâm lý khách hàng sẽ luôn chú tâm vào một content có màu sắc, đầy tính sáng tạo, sức hấp dẫn cao, ngôn từ sinh động và linh hoạt, các chiến dịch quảng cáo về ưu đãi hay giảm giá“.
Sergio Zyman đã từng nói: “Mục đích duy nhất của tiếp thị là bán nhiều hơn cho nhiều người hơn, thường xuyên hơn và với giá cao hơn. Không có lý do nào khác để không làm điều đó”
So sánh sản phẩm kém hơn
Áp dụng ưu đãi, combo với một mức giá phù hợp để khách hàng đưa ra lựa chọn dễ dàng. Khuyên khách hàng chỉ cần bỏ ra một ít tiền là sẽ có một sản phẩm lớn hơn. Trình bày nhiều sản phẩm, sau đó so sánh các tính năng cao hơn của sản phẩm đắt tiền. Nêu ưu điểm cho sản phẩm cao, nhược điểm cho sản phẩm thấp. Đi kèm các combo cực sốc cho sản phẩm như mua 1 được hai, mua 2 được 3, tâm lý khách hàng “rẻ, chất lượng” luôn được ưu tiên hàng đầu.
Tạo Give Away thường xuyên
Give Away là cách tuyệt vời nhất để thu hút khách hàng nhanh nhất, khi bạn tạo ra thể lệ của các bước trò chơi, chắc chắn sẽ không bỏ qua yêu cầu người chơi phải thực hiện các bước để có thể tham gia như: Like, share,.. Mục đích nhắm đến khách hàng dễ tiếp cận doanh nghiệp, chưa kể đến khách hàng may mắn sẽ được nhận thưởng, tăng sự tin tưởng và độ tiếng tăm của doanh nghiệp vang rộng, tạo nhiều làn sóng phản hồi tích cực từ nhiều phía, nhất là mạng xã hội. Hình thức content quan trọng nhất đó là lựa chọn hashtag để đánh dấu bài viết qua các lượt truy cập, mở rộng quảng bá sản phẩm.

Nhiều chương trình Give Away với hộp quà và ba bước để nhanh chóng có quà
Hiệu ứng mỏ neo
Hiệu ứng mỏ neo là hiệu ứng đang được đánh giá tâm lý đúng nhất của khách hàng khi đưa ra lựa chọn sản phẩm. Chỉ cần content đưa ra dấu hiệu và khách hàng sẽ áp dụng dấu hiệu đó và hành động theo bản năng của riêng mình.
Ví dụ: Đưa sản phẩm đó lên một mức giá cao, sau đó hạ giá sản phẩm bất ngờ. Đi kèm sản phẩm là một sản phẩm khuyến mãi nhỏ, tích điểm sản phẩm để có nhiều ưu đãi trong tháng, việc áp dụng đó vừa lôi kéo khách hàng không thể bỏ lỡ sản phẩm, doanh nghiệp mình.

Hiệu ứng mỏ neo được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, đánh vào tâm lý, lôi kéo khách hàng
Làm tròn mức giá sản phẩm
Việc tạo một lối content riêng trong đánh giá về giá cả sẽ rất khó cho người viết content, mục đích chính sẽ là truyền đạt tiếp lửa cho doanh nghiệp đánh tâm lý khách hàng. Tuy nhiên việc đưa ra mức giá gần như cận tuyệt đối. Ví dụ như: 11,99 đồng, khi đó sẽ làm tròn thành 12 đồng sẽ rất dễ đánh lừa tâm lý người mua.
Niêm yết chính sách giảm giá
Dùng ngôn ngữ viết tạo ra lời khẳng định chắc nịch, ở một mức giá, không thay đổi suốt bao năm, đánh giá sản phẩm tốt, giá cao, khan hiếm. Việc áp dụng content trong hiệu ứng mỏ neo này thường là các chương trình nổi như: flash sale, black friday, kết hợp hiệu ứng này với hiệu ứng khan hiếm để có một content nổi bật đánh tâm lý mạnh vào khách hàng, bùng nổ tính năng truyền cảm hứng cho người mua

Các chương trình giảm giá Happy women’s day 8/3
Trên đây là bốn hiệu ứng tâm lý khách hàng áp dụng cho Content Marketing và những nội dung truyền tải, hướng dẫn xây dựng nội dung, giúp các bạn có thật nhiều kiến thức hơn trong tư duy cũng như tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhất. Hy vọng sẽ thúc đẩy nhanh được quá trình nâng cao cá nhân cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra, tạo niềm tin an tâm cho khách hàng nhiều hơn.