Digital Marketing với những ưu thế “chiếm lĩnh” như tăng khả năng tương tác, tiếp cận với khách hàng, tăng mức độ nhận diện thương hiệu,… đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các bạn trẻ mới “chân ướt chân ráo” bước vào nghề lại có những ngộ nhận, tô hồng quá mức về Digital Marketing. Để tránh khỏi những lầm tưởng về tiếp thị kỹ thuật số, SED Education sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Digital Marketing bằng những chia sẻ sâu sát và thực tế nhất.
Digital Marketing thay thế hoàn toàn Traditional Marketing?
Với công nghệ phát triển nhiều bạn ngộ nhận về Digital Marketing sẽ thay thế Marketing truyền thống. Nhưng trên thực tế hiện nay, hai hình thức tiếp thị này thường được sử dụng song song và tương hỗ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một số lý do mà Digital Marketing không thể thay thế Marketing truyền thống vì:
- Đối tượng khách hàng: Mặc dù số lượng người sử dụng Internet và thiết bị di động đang ngày một tăng cao nhưng vẫn còn một phần khách hàng không tiếp cận hoặc không sử dụng Internet một cách đầy đủ. Do đó, việc chỉ sử dụng Digital Marketing sẽ bỏ qua một phần khách hàng tiềm năng.
- Hiệu quả chi phí: Mặc dù Digital Marketing có thể có chi phí thấp hơn so với Traditional Marketing trong một số trường hợp, nhưng còn phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu tiếp thị và quy mô doanh nghiệp. Một số hình thức Traditional Marketing, như quảng cáo truyền hình, có thể đem lại hiệu quả và tầm quan trọng đối với một số công ty lớn và các ngành hàng đặc thù.
Digital Marketing là chạy quảng cáo?
Nhiều người vẫn hay lầm tưởng khi nhắc về Digital Marketing là chỉ bao gồm việc chạy quảng cáo. Trên thực tế, lĩnh vực này bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp sử dụng các kênh truyền thông trên internet.
Chạy quảng cáo là một phương pháp trong Digital Marketing để đẩy mạnh quảng bá thông qua các kênh quảng cáo trực tuyến như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội… Chạy quảng cáo có thể bao gồm các dạng quảng cáo như: banner, quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trả tiền mỗi lượt nhấp (PPC), quảng cáo video và nhiều hình thức khác.
Tuy nhiên, Digital Marketing còn bao gồm nhiều yếu tố khác như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Content Marketing, Email Marketing, Social Media…. Ngoài ra, còn bao gồm việc phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả chiến dịch.
Email Marketing đã lỗi thời và không hiệu quả
Trên thực tế là Email Marketing vẫn là một phương pháp tiếp thị rất phổ biến và hiệu quả trong cho đến ngày nay bởi:
- Tính cá nhân hóa: Email Marketing cho phép bạn tạo ra các thông điệp tiếp thị được cá nhân hóa và tùy chỉnh cho từng hành trình của khách hàng. Bằng cách thu thập thông tin khách hàng và sử dụng các công cụ tự động hóa, bạn có thể gửi email đến khách hàng với nội dung và ưu đãi đáng quan tâm đến từng cá nhân, tăng khả năng tương tác và chuyển đổi.
- Độ tin cậy và tương tác: Email là một phương tiện truyền thông phổ biến và được nhiều người sử dụng hàng ngày. Người nhận thường có xu hướng kiểm tra email thường xuyên và quan tâm đến thông báo từ các doanh nghiệp mà họ đã đăng ký. Điều này tạo cơ hội để tương tác trực tiếp với khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
- Chi phí tương đối thấp: So với nhiều hình thức quảng cáo khác, Email Marketing có chi phí tương đối thấp. Bạn không cần đầu tư lớn vào việc in ấn, quảng cáo truyền hình hoặc phân phối truyền thống. Thay vào đó, bạn chỉ cần đầu tư vào việc xây dựng danh sách email và sử dụng các công cụ Email Marketing để gửi thông điệp.
- Đo lường và tối ưu hóa: Email Marketing cung cấp khả năng đo lường chi tiết về hiệu quả của chiến dịch. Bạn có thể theo dõi tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp vào liên kết, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều thông số khác. Thông qua việc phân tích dữ liệu, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt hơn.
SEO chỉ cần viết nội dung tốt là on top
Chỉ cần viết nội dung tốt là bạn sẽ đạt được vị trí hàng đầu trên công cụ tìm kiếm chính là một sai lầm lớn của nhiều newbie khi mới vào nghề. Mặc dù content hay và độc đáo là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nhưng có nhiều yếu tố khác cũng cần được xem xét như:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tối ưu Technical SEO
- Lên kế hoạch link-building
- SEO Onpage
- SEO Offpage
Ai cũng có thể làm Digital Marketing?
Trên lý thuyết thì cho dù bạn là ai và đến từ đâu bạn đều có thể tham gia vào lĩnh vực Digital Marketing và bắt đầu thực hiện các hoạt động tiếp thị trực tuyến. Tuy nhiên, để thành công trong Digital Marketing, bạn cần có kiến thức, kỹ năng và lộ trình phát triển rõ ràng như:
- Kiến thức nền tảng về Digital Marketing: Bao gồm các khái niệm, phương pháp và cách thức hoạt động của các kênh và công cụ tiếp thị trực tuyến.
- Kỹ năng viết content: Viết content và phân biệt được các dạng content khác nhau là một kỹ năng quan trọng trong Digital Marketing.
- Kiến thức về SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một yếu tố quan trọng trong Digital Marketing. Hiểu về từ khóa, cấu trúc trang web, liên kết và các yếu tố khác của SEO là cần thiết để cải thiện hiệu suất tìm kiếm của trang web.
- Phân tích và đo lường: Sử dụng các công cụ phân tích và đo lường để theo dõi, đánh giá và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing là cần thiết. Người tham gia cần có khả năng hiểu và áp dụng dữ liệu để đưa ra quyết định và cải thiện kết quả.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về một trong những lĩnh vực được quan tâm và chú ý hiện nay. Nếu bạn đang là một sinh viên trái ngành hay đang tìm hiểu về lĩnh vực này bạn có thể tìm hiểu các giai đoạn dành cho newbie khi bắt đầu học Digital Marketing để có cho mình hướng đi phù hợp.