Con người đa số sẽ có xu hướng bị thu hút bởi hiệu ứng đám đông, vì vậy tâm lý sẽ rất dễ ảnh hưởng bởi nhiều thứ xung quanh, dễ bị lôi cuốn vào thứ gì đó mà người khác có được, bản thân họ cũng mong muốn có được nó. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đủ nhạy bén nắm bắt tâm lý này sẽ nhận lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, hiểu rõ áp dụng bẫy tâm lý FOMO trong Marketing kinh doanh. Chính vì lý do đó, các nhà sản xuất cũng như doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược FOMO vào Marketing để khiến khách hàng dần bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này. Vậy hãy thử tìm hiểu nội dung dưới đây để có thể hiểu được về FOMO Marketing như thế nào và có những điểm lạ ra sao?
FOMO Marketing là gì?
FOMO Marketing được áp dụng trên nhiều phương diện, đối với kinh doanh, FOMO thường khiến khách hàng lo lắng, bất an, sợ bỏ lỡ cơ hội khi không chọn được sản phẩm sale, cảm giác thua rất nhiều người… hoặc có những khách hàng thậm chí vô tình rơi vào trạng thái FOMO mà không hề biết. FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear of missing out. Đây là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội. Trong một nghiên cứu năm 2013, FOMO được định nghĩa là sự lo lắng khi người khác có trải nghiệm thú vị nhưng bạn thì không. Đây cũng là mấu chốt, và chính “nỗi đau thầm kín” này đã dẫn đến những dấu hiệu của bệnh FOMO.
Tại các buổi học của South Edge Education, ông Laevis Nguyễn không ngừng nhắc tới tâm lý khách hàng trong việc đưa ra quyết định mua hàng rằng không một ai muốn bị loại khỏi cuộc chơi. Thực ra, lo lắng kiểu này đã xuất hiện trong tâm lý con người. Khi mọi người bắt đầu làm việc cùng nhau, họ sống trong một cộng đồng lớn. Tất cả mọi người đều muốn tránh tách khỏi nhóm. Điều này dễ gây xích mích, mâu thuẫn. Vì vậy, không khó hiểu khi tích hợp đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều người.
Tại sao cần áp dụng FOMO vào chiến lược Marketing?
Trong tâm lý người mua lo lắng vì sợ bỏ lỡ một món hời. Thông thường, việc ảnh hưởng tâm lý người mua thường xảy ra khi mua sắm online. Bạn bị lay động bởi những cụm từ như: “Khuyến mãi chỉ hết trong 30 phút nữa, nhanh tay mua ngay sản phẩm trong giỏ hàng của bạn, mặt hàng đang được sale 50%,…”. Khi đó, bạn bị thôi thúc bởi tâm lý muốn lập tức mua ngay sản phẩm đó. Và đây chính là lúc bạn đã rơi vào cái bẫy FOMO Marketing của nhãn hàng, hay bẫy hiệu ứng tâm lý FOMO mà không hề hay biết.
FOMO tập trung vào các lứa tuổi, nhất là với thế hệ trẻ, việc áp dụng sẽ có hiệu quả tạo nên sức hút cho khách hàng. Các chuyên gia của South Edge Education nhận định rằng: “Khi áp dụng FOMO thì phải làm việc uy tín, tạo sự tin tưởng, khi đó mức độ lan rộng mới thực sự hiệu quả”. Tạo niềm tin khách hàng trong việc lựa chọn mua hàng là đúng, với số lượng mua đang giảm đi bởi khách hàng đang tranh giành đáng kể.
Cách áp dụng FOMO Marketing nâng cao hiệu quả
FOMO đã cho ra hàng loạt các hiệu ứng, cụ thể như hàng tháng sẽ có các chương trình giảm giá, ưu đãi hoặc áp dụng các tuần lễ như:
- Black Friday
- Beat the clock sale
- Happy women’s day
- Valentine day
- Deal 11.11,…
Việc chạy quảng cáo, kết hợp các KOLs để review sẽ tăng độ tin cậy cho khách hàng, nhiều người sẽ nhanh chóng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc tạo hiệu ứng giảm giá cho khách hàng qua thẻ giảm giá với lần mua tiếp theo.
Thiết kế hình ảnh, content thu hút
Màu sắc, hình ảnh sản phẩm, chữ viết luôn là điểm ấn tượng cho nội dung mở đầu. Việc thiết kế hình ảnh cũng như con chữ bắt mắt có thể tạo ra sản phẩm hoàn hảo nổi bật nhằm mục đích bán hàng, chinh phục khách hàng. Content ngắn gọn, dễ hiểu, đánh vào sản phẩm hoặc các chiến lược cũng như các ưu đãi lớn như: sale 9/9, hay các chương trình lễ,.. Thúc đẩy chiến lược mua hàng bằng những câu nói “Thời gian ưu đãi có hạn, nhanh tay ấn vào đường link kẻo bỏ lỡ!”
Những hiệu ứng hấp dẫn FOMO Marketing
FOMO tạo ra nhiều hiệu ứng với mục đích để truyền tải các thông điệp đến khách hàng về tiêu dùng, lựa chọn, tạo cảm giác không muốn bỏ lỡ bất kỳ một sản phẩm nào đang trong thời gian giảm giá. Khiến tâm lý người mua trở nên căng thẳng. Nếu FOMO hướng về một drama trên mạng xã hội, sẽ thúc đẩy người đọc đang ở một trạng thái căng thẳng, suy nghĩ, và muốn nghe tiếp diễn biến tiếp theo của câu chuyện, khiến khách hàng đi vào thế bị động, mong muốn biết và nắm bắt tất cả hoạt động và nhiều thay đổi xung quanh.
Đồng hồ đếm ngược, chiến lược thông minh
Thời gian đếm ngược là một kỹ thuật mới liên quan đến chiến lược FOMO. Chiếc đồng hồ đếm ngược sẽ đưa ra ngày ưu đãi cho khách hàng săn đón, với khung thời gian quy định như từ 0h đến 1h là kết thúc ưu đãi. Hiệu ứng này được các doanh nghiệp đánh giá rằng rất hiệu quả khi áp dụng, thời gian quyết định mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, chiến lược này như một đòn đánh vào tâm lý khách hàng, bởi họ đang nghĩ họ sẽ mua được giá hời và họ nhận thấy mình là người mua hàng thông minh. Điều này sẽ khiến cho việc săn đón mua hàng lần tiếp theo sẽ được nhiều người săn đón và chờ đợi.
Freeship và đi kèm nhiều ưu đãi
Bạn có thể nâng cao mức giá sản phẩm với tổng con số đi kèm phí vận chuyển, sau đó đưa ra với nội dung hấp dẫn như: Miễn phí ship với 99 đơn hàng đầu tiên. Khách hàng sẽ cực kỳ ưu ái với các sản phẩm vừa được miễn phí ship lại vừa được tặng kèm các món quà nhỏ nhưng có giá trị sử dụng đặc biệt.
Những sản phẩm tuy giá trị không cao nhưng xét về tâm lý, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và cho rằng doanh nghiệp đang rất quan tâm đến khách hàng.
Hiệu ứng FOMO hiện nay đang rất được các doanh nghiệp áp dụng. Đôi khi FOMO sẽ dẫn đến nhiều mặt trái trong tâm lý khách hàng cho rằng chất lượng sản phẩm không tốt, mặt hàng không chạy nên mới ưu đãi liên tục. Vì vậy, hãy thật thông minh và tinh tế khi áp dụng hiệu ứng này vào từng chiến lược marketing ở những thời điểm khác nhau. Việc kết hợp hiệu ứng FOMO thêm vào đó là sự khan hiếm thì sẽ là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm và bán hàng.