Nói về sự phát triển của FOMO và Influencer Marketing, theo thống kê gần 2.000 doanh nghiệp quảng cáo, gần 78% nhà tiếp thị cho biết họ sẵn sàng tin tưởng áp dụng hai chiến lược FOMO và Influencer Marketing đồng thời sử dụng ngân sách của họ từ các kênh tiếp thị người ảnh hưởng khác vào năm 2020. Với con số lên đến 380 nền tảng mỗi năm, con số này chứng tỏ lĩnh vực này rất đang được phát triển. Cho đến hôm nay, Việt Nam vẫn đang sử dụng influencer marketing nói chung và các doanh nghiệp đưa bẫy tâm lý FOMO vào kinh doanh của họ nói riêng. Các chuyên gia Marketing tại South Edge Digital từng nhận định “Có thể tự tin nói rằng FOMO và Influencer Marketing – công thức thu hút khách hàng hoàn hảo đã trở thành một kênh mục đích hay một kênh có thể giải đáp cho bất kỳ hoạt động marketing nào trong hệ thống marketing”.
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là một chiến lược tiếp thị hợp tác với người nổi tiếng trên Internet quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ của mình. Với uy tín và tầm ảnh hưởng của người ảnh hưởng, các công ty sẽ gửi thông điệp quảng cáo đến khách hàng. Từ đó chuyển đổi người hâm mộ của những người có ảnh hưởng thành khách hàng của mình. Thông qua sự kiện này, những người có ảnh hưởng sẽ nhận được một khoản hoa hồng theo thỏa thuận. Bằng cách này, cả hai bên đều có lợi.
Influencer marketing đang là xu hướng nổi bật trong thời đại ngày nay. Có thể hiểu đây là một mối quan hệ “vơ đũa cả nắm”. Mục tiêu cuối cùng của mối quan hệ này là mang lại lợi ích cho cả hai bên. Chính vì vậy, Influencer Marketing trực tuyến tại Việt Nam đã bùng nổ trong những năm gần đây, mang lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp. Tạo ra nhiều nội dung mới hấp dẫn.
FOMO và Influencer Marketing sự kết hợp hoàn hảo
Nếu nói riêng về FOMO, phải thừa nhận rằng, việc các doanh nghiệp chạy theo xu hướng giới trẻ hiện nay đang rất thành công. Họ nắm vững tâm lý khách hàng, hiểu rõ khách hàng quan tâm và dễ lay động vì điều gì? Vậy nên đó là một chiến lược hoàn hảo nhất từ trước đến nay.
Bí quyết xây dựng FOMO và Influencer Marketing
Chúng ta thường bắt gặp các doanh nghiệp đưa những hình ảnh, content trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, TikTok,… thông qua các kênh vlog, video của nhiều người nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ, hot girl,..). Với vốn từ ngữ giàu tính tích cực về sản phẩm, ngoài ra còn có nhiều ưu đãi lớn bất ngờ như: “Giảm giá 50% cho 100 người đầu tiên mua sản phẩm, miễn phí vận chuyển cho các sản phẩm với hóa đơn chỉ 200 nghìn đồng,…” Việc liên tục cập nhập cũng như thay đổi các chương trình khuyến mãi đối với sản phẩm nổi bật sẽ quảng bá rộng rãi sản phẩm, tính cạnh tranh trong mua hàng cũng sẽ được nâng cao.
FOMO và Influencer Marketing áp dụng người có sức ảnh hưởng
Thông thường khách hàng sẽ rất quan tâm đến những người họ theo dõi, yêu thích, cụ thể như các bạn làm trong nghề KOLs. Vì vậy doanh nghiệp biết cách lựa chọn kết hợp với KOLs cũng là một lợi thế. Người mua hàng sẽ cảm thấy thu hút hơn với những thương hiệu mà Influencer họ biết và tin tưởng quảng cáo. Việc kết hợp sẽ đánh vào tâm lý khách hàng, nhất là đối với giới trẻ hiện nay, họ có xu hướng thích mua hàng theo những người họ quan tâm, theo dõi. Thôi thúc hành động khách hàng nhanh chóng bỏ sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán.
Đó là cách dễ dàng tạo sự kết nối khách hàng và doanh nghiệp thông qua FOMO và Influencer .
FOMO phép cộng lâu dài Marketing
FOMO luôn được áp dụng vào chiến lược Marketing, chính vì lý do tâm lý sợ bị bỏ lỡ của khách hàng, với khả năng thúc đẩy người tiêu dùng nhanh chóng tham gia vào các chiến dịch mới của doanh nghiệp
Khi người tiêu dùng bị lôi cuốn vào các hoạt động của nhiều người và mong muốn sở hữu được thứ mà người khác có, khi đó doanh nghiệp đã thành công trong việc áp dụng FOMO Marketing điểm rơi tâm lý khách hàng vào chiến lược Marketing của mình. Áp dụng thủ thuật tâm lý FOMO, dẫn dắt khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm của mình. Đem lại sự mới mẻ trong quảng cáo, thu hút quan tâm nhiều người khiến khách hàng lay động, đưa nhanh quyết định mua hàng.
Tính khan hiếm thông minh
Liên tục đăng tải những sản phẩm hot đang được bán chạy tại cửa hàng, sản phẩm best seller. Một ví dụ về thời trang, các nhãn hàng cơ bản như Zara, H&M,.. mọi sản phẩm đều bán ra tùy vào thời điểm, nhưng đối với các nhãn hàng xa xỉ như Dior, Chanel,.. thường có những sản phẩm phiên bản giới hạn và nếu muốn mua sản phẩm phải đặt hàng trước. Chính sự khan hiếm này, đã hỗ trợ các doanh nghiệp tăng doanh số hiệu quả.
Thời gian có hạn, tính cấp bách
Đăng những nội dung review, cảm nhận khách hàng nhất là khi mua được sản phẩm sale ở cửa hàng, feedback chân thật người dùng. Ngoài ra việc úp ngược thời gian hết hạn sale khiến khách hàng thấy được thời gian chính là vàng, nó là một “áp lực vô hình” mà không điều gì khống chế được. Khách hàng là người hiểu rõ điều đó nhất khi đối diện với một đồng hồ đếm ngược trước mặt. Họ truy cập website hay fanpage của thương hiệu và bắt gặp cơ hội giảm giá, đăng ký đang dần hết. Chính lúc này họ sẽ phải mau chóng ra quyết định hoặc đánh mất một deal hời nào đó.
Từ những nội dung trên có thể cho thấy được, nếu bạn là người đam mê kinh doanh hay chuẩn bị startup, đừng nên ngần ngại áp dụng hai phép cộng hoàn hảo này trong chiến lược kinh doanh của mình. Ngày nay, có rất nhiều nhà đầu tư đã học hỏi và tìm kiếm thêm nhiều chiến lược khác để nâng cao tính cạnh tranh trong sản phẩm của họ trên thị trường. Ngoài ra, các bạn có thể truy cập website của South Edge Digital, để được tư vấn tận tình các khóa học ngắn hạn về marketing nhằm nâng cao kỹ năng và phát triển tư duy của mình. Hy vọng, sau khi đọc bài viết bạn sẽ cảm thấy thực sự hữu ích và có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp của mình.