Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng thương mại điện tử thì các hình thức quảng cáo cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết. Trong đó, Google Ads là một trong những phương thức quảng cáo trực tuyến được đánh giá là hiệu quả nhất. Nền tảng này cung cấp nhiều hình thức, chiến dịch quảng cáo nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. Và chìa khóa đem đến thành công cho công cuộc marketing online chính là việc sử dụng các hình thức quảng cáo phù hợp. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn hình thức quảng cáo Google Ads đúng cách? Mời bạn cùng SE Education tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Những yếu tố ưu tiên hàng đầu khi chọn hình thức quảng cáo Google
Phương thức quảng cáo trên nền tảng Google Ads được bắt đầu bằng việc tạo một chiến dịch dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các loại hình chiến dịch mà Google Ads sở hữu và cung cấp đến người dùng đều đem những hiệu quả nhất định, tùy vào sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh sẽ phù hợp với hình thức quảng cáo khác nhau.
Việc lựa chọn đúng hình thức quảng cáo giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Mỗi hình thức sẽ có những thế mạnh riêng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nhất định. Vì vậy rất khó để đưa ra sự lựa chọn chiến dịch nào là hay nhất nhưng trong số các chiến dịch mà Google Ads đang đưa ra thị trường thì có 6 loại hình quảng cáo được sử dụng nhiều và xem như “bảo bối” đem đến hiệu quả cao cho chiến lược marketing của các doanh nghiệp chú trọng vào mảng kinh doanh online:
- Google Shopping Ads
- Google Search Ads
- Google DSAs (Dynamic Search Ads)
- Google Display Ads
- YouTube Ads
- Google Remarketing Ads

Mỗi hình thức quảng cáo sẽ phù hợp với từng mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp
Có thể nói, việc chạy quảng cáo trên nền tảng Google Ads là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp bởi Google là một công cụ hiệu quả giúp cho doanh nghiệp. Và những yếu tố ưu tiên hàng đầu khi chọn hình thức quảng cáo Google:
- Mục tiêu quảng cáo: Trước khi chọn hình thức quảng cáo, bạn cần xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo của mình như: tăng lượt truy cập, tăng doanh số bán hàng, tăng nhận diện thương hiệu… Sau khi chọn một mục tiêu, bạn sẽ thấy các tính năng và chế độ cài đặt đề xuất, phù hợp giúp bạn đạt được kết quả quan trọng nhất đối với công việc kinh doanh của mình.
- Ngân sách: Bạn cần xác định ngân sách cho chiến dịch quảng cáo của mình trước khi chọn hình thức quảng cáo.
Hiệu suất: Google Ads có khả năng hiển thị số lượng người xem quảng cáo của bạn, tỷ lệ phần trăm người click chuột để truy cập vào trang web của doanh nghiệp và cả số nhấn để gọi. Với các công cụ theo dõi này, bạn có thể thấy doanh số bán hàng thực tế mà trang web của doanh nghiệp tạo ra dưới dạng kết quả trực tiếp của quảng cáo.
3 bước chọn hình thức quảng cáo Google đúng cách
Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo
Trước khi lên kế hoạch thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ bạn cần xác định mục tiêu quảng cáo trên Google Ads của bạn là gì để lựa chọn chiến dịch phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Tăng doanh số: gia tăng doanh số bán hàng trực tuyến trên các ứng dụng, sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội hay tại cửa hàng có thể áp dụng với các loại chiến dịch như tìm kiếm, hiển thị, mua sắm.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: với mục tiêu tìm kiếm khách hàng mục tiêu thì quảng cáo Google Ads có thể mang lại những thông tin về khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Có thể áp dụng với cả 4 loại chiến dịch quảng cáo của Google Ads là quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo mua sắm và quảng cáo video.
- Tăng lưu lượng truy cập vào website: với mục tiêu là tăng truy cập vào website bán hàng của bạn từ các nền tảng hay chiến dịch quảng cáo của Google Ads (cho phép cả 4 nền tảng).
- Nhận biết và cân nhắc về sản phẩm và thương hiệu: nghĩa là cho phép khách hàng có thể nhận biết về sản phẩm và thương hiệu của bạn hoặc cân nhắc, lưu ý, suy nghĩ về nó. Và chỉ áp dụng với 2 chiến dịch là “hiển thị” và “video”.
- Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và xây dựng nhận thức: mục tiêu này nhằm mở rộng “địa bàn”, giúp nhiều người biết đến sản phẩm và thương hiệu để từ đó xây dựng hình ảnh về thương hiệu của bạn trong tâm trí người dùng.
- Quảng bá ứng dụng: nếu bạn là nhà nghiên cứu, phát triển ứng dụng trên thiết bị điện thoại thông minh, máy tính…. bạn bạn cần lượng người cài đặt phần mềm và ứng dụng, sau khi cài đặt thì bạn cần họ hoạt động, sau khi hoạt động thì bạn cần họ sử dụng các dịch vụ trả phí hoặc là nâng cấp phiên bản có phí v.v… Và để có được lượt cài đặt thì bạn có thể sử dụng mục tiêu tiếp thị là quảng bá ứng dụng

Tùy thuộc vào mục tiêu quảng cáo mà bạn có thể chọn hình thức phù hợp
Bước 2: Nghiên cứu và hiểu về các hình thức quảng cáo
Có nhiều hình thức quảng cáo trên Google như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo video, Google shopping… Mỗi hình thức quảng cáo có đặc điểm riêng, cách hoạt động và lợi ích khác nhau. Bạn cần nghiên cứu các mô hình quảng cáo Google ads và hiểu về các hình thức quảng cáo này xem chúng phù hợp với mục tiêu và đối tượng của bạn. Xem xét các yếu tố như tính tương tác, khả năng tiếp cận đối tượng, phạm vi hiển thị để quyết định hình thức quảng cáo phù hợp nhất.
Bước 3: Ngân sách
Ngân sách chiến dịch là số tiền bạn sẽ chi cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo Google Ads. Với Google Ads, bạn có thể tự chọn ngân sách hàng ngày cho mỗi chiến dịch dựa trên mục tiêu quảng cáo và số tiền trung bình bạn có thể chi tiêu mỗi ngày và bạn có thể thay đổi ngân sách của mình bất kỳ lúc nào. Có 3 hình thức tính phí khác nhau chi chạy quảng cáo Google Adwords:
- Tính phí theo số lần nhấp chuột vào quảng cáo (Cost per click – CPC): Google sẽ thu một khoản phí nhất định cho mỗi người dùng click vào quảng cáo của bạn. Chi phí chạy Google Adwords trung bình cho mỗi cú nhấp chuột khoảng 3.000 vnđ đến 15.000 vnđ trên mạng tìm kiếm, tuỳ từng ngành hàng.
- Tính phí theo số lần quảng cáo được hiển thị (Cost per Miles – CPM): người dùng sẽ phải trả phí cho mỗi 1000 lần hiển thị. Bạn chạy quảng cáo CPM đặt giá bạn muốn trả cho mỗi 1000 lượt quảng cáo được phân phát và trả tiền mỗi lần quảng cáo của họ xuất hiện.
- Tính phí theo số chuyển đổi hoặc khi có người thực hiện hành động cụ thể trên website của bạn sau khi nhấp chuột vào quảng cáo (Cost per Action – CPA).
Trên đây là các bước giúp bạn lựa chọn hình thức chạy quảng cáo google ads đúng cách mà không còn phải đắn đo. Hy vọng thông qua những nội dung mà SE Education gửi đến bạn trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch của của doanh nghiệp bạn bằng Google Ads. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tham gia các khóa học quảng cáo Google ads để có thể nắm trọn những kiến thức quan trọng & chọn được hình thức quảng cáo phù hợp.