Trong những năm gần đây chúng ta đã quá quen với những cụm từ như blockchain, crypto currency và FOMO marketing. Đây được xem là những phát minh có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết những kiến thức, những lợi ích tuyệt vời của nó. Để làm rõ hơn về các vấn đề liên quan đến blockchain, crypto currency và FOMO marketing hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây với South Edge Education Division nhé!
Tổng quan về công nghệ blockchain
Blockchain được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất kể từ khi xuất hiện mạng internet với hứa hẹn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, không có quá nhiều người hiểu rõ về công nghệ này và còn nhầm lẫn rằng blockchain là công nghệ duy nhất trong bitcoin. Vì thế, South Edge Education Division muốn mang đến cho bạn những kiến thức đa chiều về blockchain và liệu công nghệ này có thực sự tuyệt vời hay chỉ là sự phóng đại xung quanh nó?
Công nghệ blockchain là gì?
Blockchain giống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối. Các khối này được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin sẽ có thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được phát triển để hạn chế sự thay đổi, hư hỏng của dữ liệu. Thông tin trong chuỗi khối sẽ không bị thay đổi và chỉ được bổ sung khi có sự chấp thuận của tất cả các nút khác trong hệ thống.
Có công nghệ blockchain, mọi người có thể tiến hành các giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần đến đơn vị trung gian như: Ngân hàng, các tổ chức tài chính.

Khái niệm về công nghệ blockchain
Blockchain hoạt động như thế nào?
Blockchain được biết đến là một chuỗi các khối và có sự liên kết với nhau. Mỗi khối chứa thông tin giao dịch (dữ liệu), địa chỉ của khối trước nó và định danh của khối bản thân (Mã băm của khối). Việc thêm 1 khối mới vào trong chuỗi phải thông qua sự đồng thuận của đa số các nốt có trong chuỗi.
Các khối dữ liệu của Blockchain được kết nối với nhau, và mỗi nút trên chuỗi đều có thể truy cập vào toàn bộ chuỗi. Mỗi nút trên chuỗi đều có lưu và xác thực các giao dịch trên toàn bộ chuỗi. Tất cả hoạt động mô tả trên có thể thực hiện độc lập mà không cần một đơn vị trung gian quản lý hay một nơi kiểm soát tập trung.

Các máy tính trong chuỗi khối đều có thể thực hiện giao dịch
Các giao dịch diễn ra ngang hàng (P2P) và trực tiếp giữa 2 bên mà không cần các bên thứ 3 làm chứng (niềm tin) hoặc kiểm soát. Thông tin về các giao dịch được lưu trữ trên nốt và được chia sẻ với tất cả các nốt khác của chuỗi.
Bất cứ ai trên chuỗi đều có thể truy cập và xác nhận tính minh bạch của giao dịch đã và đang diễn ra, do đó, tính minh bạch của chuỗi là gần như tuyệt đối vì trên thực tế thay đổi thông tin của tất cả các khối trong chuỗi là gần như không thể xảy ra.
Lợi ích của công nghệ blockchain
Tính minh bạch: Những hệ thống xây dựng trên nền tảng blockchain có những bước tiến quan trọng đảm bảo tính minh bạch hơn nhiều so với những cách lưu trữ hiện hành. Những người trong mạng lưới có thể xem xét sổ cái và những giao dịch đã nhập vào blockchain sẽ không bị thay đổi hoặc xóa bỏ.
Đối với những cách thức lưu trữ và ghi chép hiện tại một người rất có khả năng sẽ thay đổi dữ liệu và che giấu hành vi của mình. Họ có thể thay đổi thông tin đầu vào một cách dễ dàng hoặc ngụy tạo dữ liệu mà người khác không thể biết.

Blockchain đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch
Riêng đối với nền tảng blockchain các thông tin giao dịch hoặc thay đổi sẽ được thông báo đến toàn bộ máy tính kết nối trong mạng lưới. Để ngụy tạo hoặc thay đổi một dữ liệu hay giao dịch nào đó thì phải nhận được sự chấp thuận của các máy tính đang liên kết trong hệ thống blockchain mới được xem là hợp lệ.
Các giao dịch hoặc thay đổi trong blockchain sẽ được xử lý trong vài phút, gần với thời gian thực. Với quy tắc đồng thuận nên bất kỳ block nào có thời gian quá xa trong quá khứ hoặc tương lai đều bị từ chối liên kết vào sổ cái.
Loại bỏ đơn vị trung gian: Như chúng ta đã biết, mọi giao dịch, hay lưu trữ dữ liệu ngày nay đều thông qua một đơn vị trung gian hay còn gọi là bên thứ 3 như ngân hàng để đảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy. Qua cách thức hoạt động, chúng ta có thể thấy blockchain có thể hoàn toàn loại bỏ bên thứ 3 vì mọi người được giao dịch trực tiếp với nhau. Bên cạnh đó, dù không có đơn vị trung gian nhưng rủi ro trong những giao dịch trên nền tảng blockchain rất an toàn và khó có thể xảy ra lừa đảo.

Hệ thống blockchain không cần đến đơn vị trung gian
Ví dụ khi đặt hàng trực tuyến bạn phải giao dịch thông qua một đơn vị trung gian như nhà vận chuyển hay các tổ chức tài chính và bạn bắt buộc phải đặt niềm tin vào bên thứ 3. Blockchain sẽ thực sự phát huy hết tác dụng khi niềm tin vào các đơn vị trung gian không tồn tại hoặc giao dịch giữa mọi người khó khăn, rủi ro cao.
Phi tập trung: Đây là một trong những lợi ích quan trọng của hệ thống blockchain nhằm loại bỏ được đơn vị trung gian, tăng tính minh bạch và độ tin cậy. Hệ thống blockchain được lưu trữ trong một sổ cái chung thay vì nhiều sổ cái riêng ở nhiều nơi khác nhau, do các tổ chức khác nhau quản lý. Những người tham gia vào blockchain không cần trao quyền cho bất kỳ tổ chức nào khi sử dụng. Nhờ đó, mọi người có thể dễ dàng quản lý sự hợp tác giữa các bên.

Đặc điểm phi tập trung của blockchain cũng là một lợi thế
Đối với cơ sở dữ liệu tập trung ở một nơi sẽ dễ dàng bị tấn công, thay đổi hoặc xảy ra mất mát dữ liệu. Blockchain không có trung tâm lưu trữ dữ liệu mà mỗi máy tính trong mạng lưới đều có một bản sao lưu giúp giảm thiểu nguy cơ thất thoát dữ liệu.
Khi một ai đó muốn thay đổi hay ngụy tạo dữ liệu trên hệ thống blockchain cần phải đồng thời xâm nhập hơn 50% số máy tính trong mạng lưới. Và tất nhiên điều này là không thể làm được vì số lượng máy tính trong hệ thống blockchain có thể lên đến một con số rất lớn và để xâm nhập cùng lúc để chấp nhận đồng ý thay đổi dữ liệu là không thể nào.
Niềm tin và độ bảo mật: Blockchain có thể loại bỏ được đơn vị trung gian nhưng vẫn đảm bảo được sự tin tưởng và mức độ bảo mật giữa mọi người tham gia vào hệ thống. Niềm tin này được đặt vào mạng lưới blockchain với đặc tính phân tán nên tất cả thành viên đều có thể truy cập vào hệ thống blockchain và theo dõi cả quá trình giao dịch. Nhờ đó, niềm tin giữa các đối tượng với nhau cũng được gia tăng.
Khi dữ liệu được đưa vào blockchain thì không thể chỉnh sửa hoặc thay đổi. Mọi khối dữ liệu hiện hành đều có thể truy vết ngược về khối nguyên thủy ban đầu nghĩa là khối được nhập vô lần đầu tiên. Vì thế, dữ liệu đầu vào là không thể sửa đổi và mối liên kết giữa các khối dẫn về khối đầu tiên giúp quá trình tìm kiếm lịch sử hoạt động của từng giao dịch một cách dễ dàng.

Niềm tin và độ bảo mật của blockchain rất cao
Không thể nói rằng blockchain an toàn tuyệt đối, nhưng những hệ thống blockchain trên thế giới hiện nay đều đảm bảo tính an toàn vượt trội và có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật trong hệ thống thông thường. Trên thực tế việc lừa đảo không thể bị loại bỏ hoàn toàn nhưng blockchain đã mở ra một lịch sử lưu trữ dữ liệu một cách minh bạch và cho phép truy tìm ngược về điểm bắt đầu một cách dễ dàng nhất.
Tiềm năng ứng dụng rộng lớn: Nhiều người nghĩ blockchain chỉ có thể ứng dụng trong các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, mọi giá trị, mọi dữ liệu đều có thể lưu trữ trên blockchain như: Lưu trữ sách trong thư viện, những tài liệu kỹ thuật hoặc bất kỳ thứ gì có thể ghi chép vào cơ sở dữ liệu.
Blockchain có tiềm năng rất lớn và ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực công nghiệp trên thế giới. Trên thực tế chúng ta có thể thấy sự thành công của bitcoin trên nền tảng blockchain. Hiện nay, có rất nhiều dự án đang được phát triển dựa trên nền tảng này cho thấy tầm ảnh hưởng rất lớn khi ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực tương lai.

Hệ thống blockchain có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Tiết kiệm chi phí: Công nghệ blockchain có thể giúp giảm bớt rất nhiều loại chi phí nhờ loại bỏ được các đơn vị quản lý trung gian lập hồ sơ và chuyển giao tài sản. Khi cần lưu trữ hoặc chuyển giao hồ sơ, tài sản thì mỗi tổ chức cần rất nhiều giấy tờ khác nhau và cần có người kiểm tra tính nhất quán của những nơi lưu trữ dẫn đến tăng các khoản chi phí quản lý.
Đối với blockchain mỗi bên đều có thể chuyển giao tài sản, dữ liệu trên một sổ cái chung giúp tiết kiệm được chi phí bảo quản sổ cái trong các tổ chức. Hệ thống cũng có thể kiểm tra tất cả các thành viên trong mạng lưới khi phát sinh những giao dịch mới.
Tổng quan về crypto currency
Crypto currency là một cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trong những năm gần đây và có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Tiền điện tử hay tiền mã hóa được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ blockchain và hoạt động như một phương tiện trao đổi thông qua mạng máy tính mà không thuộc quyền quản lý của bất kỳ trung ương nào.
Crypto Currency là gì?
CryptoCurrency hay còn gọi là tiền mã hóa được phát hành mà không thuộc sở hữu của bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Crypto được phát triển dựa trên những thuật toán mã hóa cho phép mọi người giao dịch một cách an toàn và kiểm soát những đơn vị bổ sung cũng như xác minh việc chuyển giao tài sản.

Crypto Currency
Những loại tiền điện tử phổ biến hiện nay
- Bitcoin
- Ethereum
- GamingShiba
- Ripple (XRP)
- Binance Coin (BNB)
- DigiByte (DGB)
- Maker (MKR)
- Chain Link (LINK)
- DogeCoin (DOGE)
- Cardano (ADA)
- Kusama (KSM)
Tìm hiểu về FOMO marketing
FOMO là một trong những hiệu ứng tâm lý của con người và hiệu ứng này đã tạo điều kiện cho các nhà tiếp thị dễ dàng tiếp cận và thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng một cách hiệu quả. Là một chuyên gia trong lĩnh vực marketing, ông Laevis Nguyễn cũng đưa ra cái nhìn sâu sắc và cho rằng đây là cơ hội cho các doanh nghiệp có thể sử dụng mặt tích cực của FOMO nhằm thúc đẩy doanh thu cũng như đạt được kết quả tốt trong các chiến dịch tiếp thị.
Hiệu ứng FOMO là gì?
FOMO là viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out là một thuật ngữ ám chỉ nỗi sợ bỏ lỡ hay đánh mất cơ hội. FOMO là một hiện tượng tâm lý biểu hiện sự căng thẳng mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải khi họ tin rằng mình đang bỏ lỡ hoặc bị loại ra khỏi những trải nghiệm thú vị trong khi người khác đang có. Do đó người rơi vào hội chứng này thường đưa ra các quyết định thiếu lý trí dựa vào mong muốn của mình.

Hiệu ứng tâm lý FOMO
Thế nào là FOMO marketing?
Một nghiên cứu của PEW cho thấy 3/4 người dùng facebook kiểm tra tài khoản của họ mỗi ngày. Điều tác động mạnh mẽ đến họ chính là nỗi lo lắng sẽ bỏ lỡ một sự kiện đặc biệt, một trend nào đó mới mẻ.
Các nhà tiếp thị đã tận dụng những mặt tích cực của hiệu ứng FOMO để thúc đẩy nhu cầu và bán hàng theo những xu hướng mới nhất. Hay nói cách khác, FOMO marketing chính là việc ứng dụng những đặc điểm của hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ để thiết kế và đưa ra những thông điệp, chương trình tiếp thị… Những sự kiện này đều tạo cho khách hàng cảm giác khan hiếm hay độc quyền, cấp bách nhằm thu hút khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của mình.
Ứng dụng FOMO trong content marketing
Chúng ta có thể tận dụng hiệu ứng tâm lý FOMO trong content marketing để đạt được những hiệu quả tích cực. South Edge Digital – Một trong những nơi hội tụ các chuyên gia marketing cũng đã khẳng định những lợi ích mà hiệu ứng FOMO mang lại cho doanh nghiệp. Nhờ đó, tỷ lệ chuyển đổi mua sắm của khách hàng ngày càng cao. Một số cách áp dụng bẫy tâm lý FOMO vào trong content để kích thích sự mong muốn sở hữu một sản phẩm, dịch vụ nào đó như sau:
- Sử dụng những cụm từ mạnh: Đặc biệt trong những chiến dịch truyền thông, quảng cáo nhà tiếp thị có thể sử dụng những cụm từ thể hiện rằng nếu khách hàng không nhanh tay sở hữu ngay thì sẽ mất cơ hội. Một số cụm từ có thể được sử dụng như: Cơ hội cuối cùng, lần đầu tiên giảm sốc, bạn sẽ phải hối tiếc nếu bỏ lỡ…
- Nhấn mạnh mức độ khan hiếm của sản phẩm: Tâm lý con người chúng ta thường thích những thứ duy nhất, đặc biệt và mong muốn có được nó. Vì thế, càng cho khách hàng thấy được cơ hội sở hữu sản phẩm càng ít thì họ sẽ càng khao khát nhiều hơn. Các doanh nghiệp có thể tận dụng sự khan hiếm của sản phẩm mà lồng ghép vào trong hoạt động tiếp thị nhằm thúc đẩy doanh thu như: Chỉ còn duy nhất 1 mẫu, phiên bản giới hạn, sản phẩm độc quyền, giảm giá 70% cho khách hàng tải app trong ngày…
- Sử dụng những tín hiệu gấp gáp về mặt thời gian: Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ đếm ngược buộc khách hàng phải suy nghĩ và đưa ra quyết định để không bỏ lỡ. Khi khách hàng truy cập vào website hay nhận được một mẫu quảng cáo thể hiện rằng họ sắp hết thời gian để có được một ưu đãi lớn, một sản phẩm chất lượng với giá cả hấp dẫn. Khi đó, khách hàng sẽ có hướng chuyển đổi mong muốn thành hành động mua sắm của mình.

Áp dụng hiệu ứng FOMO trong content marketing
FOMO ảnh hưởng thế nào đến crypto currency?
Trong quá trình phát triển, crypto currency đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục từ vài đô la đến hàng chục nghìn đô la như Bitcoin. Những nhà đầu tư nhận thức rất rõ tiềm năng phát triển của tiền điện tử và bắt đầu trao đổi, mua bán các loại tiền mã hóa vì họ có FOMO và không muốn bỏ lỡ cơ hội hấp dẫn này.
FOMO đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường crypto currency. Vì crypto và blockchain đều đang ở giai đoạn sơ khai và mọi người tin rằng lĩnh vực này sẽ mang đến một tiềm năng phát triển theo cấp số nhân. Đặc biệt, khi một số loại tiền mã hóa đã có được một khoản lợi nhuận khổng lồ và thúc đẩy mọi người đầu tư vào crypto currency. Đây cũng là một phần do chịu sự tác động của yếu tố tâm lý FOMO.

FOMO và những ảnh hưởng đến Crypto currency
Bên cạnh việc nhìn nhận những tiềm năng to lớn của công nghệ blockchain và crypto currency còn một vài yếu tố khác thúc đẩy yếu tố tâm lý FOMO trong thị trường tiền điện tử.
- Mất niềm tin vào tiền tệ fiat: Hiện nay, trên hầu hết các quốc gia đều sử dụng tiền fiat hay còn gọi là tiền pháp định được xác lập bởi chính phủ. Trong lịch sử loại tiền tệ này đã phá sản do siêu lạm phát khiến mọi người nhận ra rằng tiền của họ không có giá trị thực tế nào ngoài niềm tin. Nhưng hiện nay, mọi người đã dần đánh mất niềm tin vào nó và xem tiền điện tử như hình thức tốt hơn. Từ đó, giúp thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các tài sản như Bitcoin, Ethereum.
Tiền pháp định của các quốc gia trên thế giới đều có khả năng xảy ra lạm phát như Venezuela, Zimbabwe. Chính vì thế, FOMO đã xuất hiện và mở ra cơ hội giúp thoát khỏi những rủi ro của tiền fiat và chuyển dịch sang thứ gì đó an toàn hơn như tiền điện tử. Đây là một trong những yếu tố làm xuất hiện FOMO và tác động rất lớn đến sự gia tăng đầu tư vào thị trường tiền điện tử. - Hợp đồng thông minh (Smart Contracts): Hiện nay, một số loại crypto currency cung cấp hợp đồng thông minh dựa vào công nghệ blockchain mà không cần đến bên thứ ba. Mọi người trên thế giới có thể ký kết hợp đồng trực tiếp, đáng tin cậy, minh bạch với nhau mà không cần luật sư, ngân hàng. Vì thế, nhiều người không muốn bỏ lỡ cơ hội tận dụng công nghệ tuyệt vời này và đã phần nào tác động đến sự đầu tư ngày càng nhiều vào thị trường crypto currency.
Nhìn chung blockchain, crypto currency và FOMO marketing đều mang đến những lợi ích to lớn cho mọi người và cho chính doanh nghiệp của bạn ở thời điểm hiện tại và tương lai. Nếu các công ty hiểu rõ và có những chiến lược vận dụng blockchain, hiệu ứng FOMO vào hoạt động kinh doanh của mình thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn.