© Copyright 2022 by SouthEdge Education Division
Trong một mô hình dữ liệu lớn khi bắt đầu có những cuộc hội thoại được nhập vào sẽ xuất hiện các thuật ngữ như dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc hoặc dữ liệu không cấu trúc thường hay được các nhà nghiên cứu nhắc đến. Đây là một trong những loại hình dữ liệu khá quan trọng mà các nhà nghiên cứu dữ liệu cần biết. Cùng với đó dữ liệu có cấu trúc hiện nay đã trở thành công cụ để quản lý và phân tích đang trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Dưới đây là những gì bạn cần biết.
Đây là loại dữ liệu được nhiều người dùng vì sự dễ dàng tìm kiếm và sắp xếp, dữ liệu sẽ được hàm chứa trong các cột và hàng và sẽ được liên kết bằng những trường đã được định sẵn. Một tệp Excel là ví dụ điển hình cho dữ liệu có cấu trúc. Dữ liệu có cấu trúc có thể bám theo một mô hình dữ liệu do các nhà thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo ra. Đơn cử như nếu xếp theo loại mặt hàng hoặc theo khách hàng thì sử dụng các bản thống kê bán hàng theo vùng miền.
Đây là loại dữ liệu được nhiều người dùng vì sự dễ dàng tìm kiếm và sắp xếp
Đối với dữ liệu có tính cấu trúc phức tạp, các hạng mục sẽ được nhóm lại để tạo thành các mối liên kết với nhau (ví dụ nhóm các ‘khách hàng’ cùng có phản hồi tốt về sản phẩm, dịch vụ). Với cách nhóm này sẽ giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu có cấu trúc dễ hiểu, nhanh chóng và được lưu trữ, tìm kiếm, phân tích một cách dễ dàng hơn. Từ đó trở thành một trong những loại cơ sở dữ liệu được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trong thời gian gần đây. Hiện tại phần lớn những loại cơ sở dữ liệu được cho là có cấu trúc chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số cơ sở dữ liệu thu được.
Các ví dụ của dữ liệu có cấu trúc thường bao gồm những dữ liệu tài chính, cụ thể như các giấy tờ giao dịch, địa chỉ xuất hàng, các thông tin về nhân khẩu học, đánh giá chung của người tiêu dùng, các bản ghi âm của máy chủ, dữ liệu gốc các địa điểm từ thiết bị thông minh văn phòng, …
Người ta hay ví dữ liệu có cấu trúc như việc phỏng vấn việc làm. Chức năng của người phỏng vấn sẽ theo sát một kịch bản có sẵn được viết bởi phòng hành chính nhân sự và được áp dụng với tất cả các ứng viên trong buổi phỏng vấn đó. Sau buổi phỏng vấn, dựa trên barem điểm doanh nghiệp sẽ có thể chọn được các ứng viên phù hợp với vị trí hiện tại mà doanh nghiệp đang cần. Vì vậy đây có thể là một điểm mạnh là dễ dàng, phù hợp với mọi doanh nghiệp mà không phải quá phức tạp. Nhưng điểm yếu là quá cứng nhắt, bị động và không thể làm những hoành động khó hơn.
Người ta hay ví dữ liệu có cấu trúc như việc phỏng vấn việc làm
Qua đó có thể thấy, với hệ thống cơ sở dữ liệu nói chung và hệ thống các dữ liệu có cấu trúc sẽ là một chiếc chìa khóa chính giúp các doanh nghiệp dễ dàng sắp xếp và bám theo một quy luật chung nhất định. Điều này giúp góp phần làm các doanh nghiệp mới dễ dàng thu được kết quả mà không tốn quá nhiều chát xám và sự tìm tòi khi chưa đáp ứng đủ nguồn nhân lực. Trên đây là định nghĩa dễ hiểu nhất về cơ sở dữ liệu có cấu trúc mà South Edge Digital muốn cung cấp với bạn đọc. Mong rằng những chia sẽ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng và tiến hành cập nhật nhanh chóng dữ liệu có cấu trúc vào doanh nghiệp mình nhé!