Tag Xu hướng truyền thông tiếp thị

Marketing hay tiếp thị luôn thay đổi cho phù hợp với thị trường và từng đối tượng khách hàng, vì vậy người làm tiếp thị cần phải năng động, nhạy cảm với thị trường. Một vài xu hướng truyền thông tiếp thị vô cùng phổ biến dưới đây cũng linh hoạt được áp dụng để phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp ở từng giai đoạn cụ thể.

Xu hướng memetic media

Memes là một xu hướng truyền thông, thường hài hước và lan truyền nhanh chóng qua Internet. Nghiên cứu cho thấy 55% người từ 13 đến 35 tuổi gửi meme mỗi tuần.

Trong năm qua, con số đó đã tăng lên chóng mặt. Lượt đề cập đến meme tăng 26% trong 13 tháng qua, từ 19,8 triệu lượt đề cập vào tháng 8 năm 2019, lên 24,9 triệu lượt vào tháng 7 năm 2020. Trong đó, mức cao nhất là 28 triệu lượt trong tháng 4 năm 2020. Người dùng trực tuyến nói chung có xu hướng chuyển sang meme để tương tác trong thời gian cả thế giới bước vào giai đoạn lockdown.

meme

Memes là một xu hướng truyền thông, thường hài hước và lan truyền nhanh chóng qua Internet

Sự lên ngôi của Tik Tok

Được biết tới là một ứng dụng video xã hội xuất hiện từ Trung Quốc ra mắt vào cuối năm 2017, sức hút của TikTok cùng sự phát triển nhanh đến chóng mặt của nó đã cho người sử dụng khả năng sáng tạo không giới hạn để tạo ra những video viral.

Tổng thời gian dành cho Tik Tok tăng 210% năm này qua năm khác vào năm 2019. Với số lượt tải xuống trên toàn cầu lên đến hơn 2 tỷ, TikTok đang dần trở thành một “sân chơi” mới được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đưa sản phẩm dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.

Là nền tảng lấy content video là trung tâm, Tiktok là một xu hướng truyền thông xã hội mới để thể hiện content marketing một cách hiệu quả. Với tốc độ phát triển thần tốc trong thời gian gần đây, Tiktok đang là một “miếng bánh ngon” với các marketer thức thời.

Social Video Media

Có thể khẳng định rằng, tiếp thị video chính là “xương sống” của các Marketer trong suốt năm 2021. Khảo sát cho thấy, 60% khách hàng cho rằng việc xem video trước khi mua hàng giúp họ có hình dung rõ ràng về sản phẩm. Từ đó khiến họ tự tin hơn khi sử dụng bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào. Sức mạnh của social video trong việc lan tỏa một thông điệp là vô cùng to lớn. Đặc biệt, tổng thời gian người dùng xem video trên các nền tảng xã hội cũng cao hơn gấp 3 lần so với một video quảng cáo thông thường. Do đó, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể tăng được tính tương tác của người dùng thông qua sáng tạo nội dung video.

social media

Tiếp thị video chính là “xương sống” của các Marketer trong suốt năm 2021

Social Media Stories

Theo thống kê mới nhất từ TechCrunch số lượng tài khoản hoạt động hàng ngày trên Facebook và Instagram đạt 500 triệu chỉ riêng trong năm 2019 và con số này vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2020 và những tháng đầu 2021. Vậy nên, có thể khẳng định rằng, quảng cáo Instagram/ Facebook Story là hình thức truyền thông hiệu quả trong việc mở rộng độ nhận diện thương hiệu nhanh chóng giúp tài khoản mạng xã hội của bạn sẽ được nhiều người theo dõi hơn và cải thiện doanh thu.

Sự gia tăng của thông tin kỹ thuật số

Sự gia tăng chóng mặt của thông tin trên nền tảng kỹ thuật số là điều kiện tuyệt vời giúp người dùng cập nhật nhanh chóng các xu hướng và tin tức mới nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó đây cũng là cái “bẫy” tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bởi hệ thống tin giả, hay các nội dung xuyên tạc phi sự thật.

Ngành công nghiệp tiếp thị dự đoán năm 2021 sẽ là năm các thương hiệu và các kênh truyền thông tập trung vào việc làm sáng tỏ sự thật, bài trừ fake news.

Thương mại xã hội (Social Commerce)

Social Commerce là hình thức thương mại kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội – MXH) và E-commerce (Thương mại điện tử). Với Social Commerce, toàn bộ quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra ngay trên MXH mà khách hàng vẫn thường dùng. Khách hàng thấy sản phẩm (qua quảng cáo, bài viết, livestream, người ảnh hưởng,…), chat để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán.

Có thể nói, Social Commerce là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của bán lẻ truyền thống tại các cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục những nhược điểm và phần nào xóa nhòa ranh giới giữa hai hình thức thương mại này.

Social Commerce

Social Commerce là hình thức thương mại kết hợp giữa Social media và E-commerce

Vấn đề xác thực trong tiếp thị truyền thông xã hội

9/10 người tiêu dùng cho rằng tính xác thực là quan trọng khi quyết định hỗ trợ bất cứ thương hiệu nào. Trong một xã hội với sự phát triển không ngừng nghỉ của mass media, điều mà khách hàng luôn không ngừng tìm kiếm không phải những hào nhoáng bên ngoài mà chính bản sắc thương hiệu là chìa khóa giữ trọn lòng tin của khách hàng. Vì thế, tính xác thực thông tin và bản sắc thương hiệu chính là xu hướng truyền thông ngày càng được các doanh nghiệp tập trung xây dựng và phát triển.

Mạng xã hội là công cụ khám phá bậc nhất

Có tới 43% người tiêu dùng nghiên cứu sản phẩm trực tuyến thông qua mạng xã hội. Con số này cho chúng ta thấy rõ khả năng tiếp thị khách hàng qua các trang mạng xã hội.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng, chỉ riêng tại Việt Nam, trung bình một người theo dõi 15.6 fanpages trên Facebook, hầu hết là các fanpage của các nhãn hàng để tìm kiếm các chương trình khuyến mãi, tham khảo thông tin sản phẩm. 60% người dùng Instagram cho rằng họ sẽ tìm thấy những sản phẩm mới trên mạng xã hội này. Hơn 4000 người dùng Pinterest cho biết họ cũng tìm kiếm được nhiều sản phẩm trên nền tảng này.

Chăm sóc khách hàng qua mạng xã hội

Gần 3/10 người dùng sử dụng mạng xã hội để tương tác và kết nối với doanh nghiệp. 71% số khách hàng nhận được phản hồi nhanh chóng và hiệu quả từ thương hiệu khi họ có yêu cầu hỗ trợ trên social media có khả năng sẽ giới thiệu thương hiệu đó cho những người khác, lớn hơn nhiều lần so với con số 19% số người sẽ giới thiệu khi họ không nhận được bất cứ phản hồi nào. Và 31% trong số người được phỏng vấn mong muốn được tư vấn trực tiếp bởi các nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc các chuyên gia về sản phẩm thông qua trang mạng xã hội của công ty.

Sự phát triển của các ứng dụng nhắn tin

Con số người dùng các ứng dụng nhắn tin trên toàn cầu được dự đoán tăng 3.12 tỷ vào năm 2023. Theo thống kê, Messenger và Zalo là 2 ứng dụng nhắn tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Tỷ lệ người dùng sử dụng Facebook Messenger và Zalo thường xuyên để nhắn tin cao hơn gấp nhiều lần hai dịch vụ nhắn tin còn lại là Skype và Viber. Facebook Messenger được giới trẻ ưa chuộng trong khi Zalo được sử dụng nhiều hơn bởi người dùng lớn tuổi.

Zalo

Messenger và Zalo là 2 ứng dụng nhắn tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam

Thách thức cho các nhà quảng cáo chưa bao giờ lớn hơn hiện nay; để tiếp cận khách hàng, bên cạnh xây dựng nội dung, các doanh nghiệp cần có chiến lược quản lý các thông điệp, đồng thời sử dụng những cách thức mới và sáng tạo để truyền tải chúng. Nắm bắt các xu hướng truyền thông trên đây, các nhà quảng cáo sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho doanh nghiệp trong tương lai.